Trong những năm gần đây ở Việt Nam, không ít sinh viên tốt nghiệp làm những công việc không được đào tạo ở trường đại học. Thực trạng này gây ra sự lãng phí nguồn lực cho cho cơ sở đào tạo và cho chính bản thân sinh viên. Tuy nhiên, còn có ít nghiên cứu về vấn đề này liên quan đến sinh viên năm cuối chuyên ngành ngôn ngữ Anh tại Việt Nam. Trước tình hình này một nghiên cứu về lựa chọn công việc tương lai của sinh viên năm cuối ngành ngôn ngữ Anh ở một trường đại học ở Việt Nam được tiến hành. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu những lựa chọn công việc tương lai của sinh viên ngành ngôn ngữ Anh năm cuối, những lý do cho sự lựa chọn và mong đợi của sinh viên về sự định hướng công việc. Kết quả nghiên cứu chỉ ra phần lớn sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh lựa chọn công việc là giáo viên tiếng Anh. Lương cao là yếu tố hấp dẫn nhiều sinh viên nhất. Thêm vào đó, sinh viên mong muốn có sự kết hợp chặt chẽ giữa trường đại học và công ty trong việc hướng nghiệp. Kết quả nghiên cứu đóng thêm tiếng nói vào quyết định và hành động của các bên liên quan trong việc bồi dưỡng năng lực sinh viên sẵn sàng cho thị trường lao động.
 

In Vietnam in recent years, it is claimed that a number of graduates may pursue the job they are not oriented at university, causing a loss of resources for the training organization and the graduates themselves. However, little research on the issue which is related to English - majored seniors is documented in the context of the country. Motivated from such a scenario, a study on the English majored seniors’ future job choice at a university in Vietnam was conducted. The study aims to find out the specific future job choice of the undergraduates together with the underlying justifications for such (a) choice(s) and their expectations in future job orientation. A survey questionnaire was the tool to fulfil the aims. It has been found out that the private sector attracted a majority of students. To be specific, most of them wanted to work as English teachers. Salary was the dominating factor in most students’ future job choice. To increase the students’ employability, teachers, university and companies were expected to interplay. The research findings can raise one more voice to the decision and action of all the stakeholders in empowering the students’ readiness for the world of work.
 

Facebook Twitter Google+