NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NAM ĐỊNH
Lĩnh vực: Khoa học Giáo dục
Khoa: Ngoài trường
Lượt xem: 1
Phát triển giáo dục nghề nghiệp là yếu tố then chốt để đạt trình độ giáo dục ngang tầm khu vực và thế giới, cần hướng tới hiện đại, hiệu quả và hội nhập. Quyết định 2239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, nhấn mạnh việc đáp ứng nhu cầu lao động đa dạng, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, với sứ mệnh đào tạo nhân lực kỹ thuật, chú trọng gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn, việc làm bền vững và phát triển bao trùm. Nhà trường đặt mục tiêu phát huy tiềm năng người học, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo. Bài viết tập trung phân tích phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực tại trường, nhấn mạnh việc lấy năng lực người học làm trung tâm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
Developing vocational education is a key factor to achieve an educational level comparing to the region and the world, aiming for modernity, efficiency, and integration. Prime Ministerial Decision No. 2239/QĐ-TTg approved the Strategy for Vocational Education Development for the 2021–2030 period, with a vision to 2045, emphasizing the need to meet diverse labor market demands and enhance the quality of skilled human resources to promote socio-economic development. Nam Dinh University of Technology Education, with its mission to train technical human resources, focuses on aligning training with practical demands, sustainable employment, and inclusive development. The university aims to maximize students' potential, fostering entrepreneurship and innovation. This article analyzes competency-based teaching methods implemented at the university, emphasizing a learner-centered approach to enhance training quality and meet the pressing demands of educational reform in the current context.