TRANH LỤA VIỆT NAM
Lĩnh vực: Khoa học Xã hội và nhân văn
Khoa: Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non
Lượt xem: 3
Tranh lụa là dòng tranh đã được đưa vào trong sáng tác hội họa từ năm 1930 do các họa sĩ trường Cao đẳng mĩ thuật Đông Dương sáng tạo và hoàn thiện về kĩ thuật thể hiện. Qua khảo sát các chất liệu hội hoạ, chúng tôi nhận thấy lụa là một chất liệu có những đặc trưng riêng về tạo hình. Tranh lụa mang những nét riêng của hội họa phương đông nhưng lại ảnh hưởng nhiều từ hội họa phương Tây. Bài viết đi theo hướng phân tích đặc điểm tạo hình và đã làm rõ được những đặc trưng cơ bản của tranh lụa Việt Nam về phương diện mĩ thuật như : Tạo hình, bố cục của tranh lụa theo xu hướng phương Tây, màu sắc gần gũi với bảng màu phương Đông, quá trình phát triển gắn với các giai đoạn của lịch sử dân tộc. Ưu thế chất liệu cũng như giá trị biểu đạt của tranh lụa hoàn toàn riêng biệt so với các chất liệu hội họa khác, đó là cái đẹp của nét vẽ, sự giản dị huyền ảo của nền tranh.
Silk painting was first introduced among the artists since 1930 and it was created and developed by painters of Indochina College of Fine Arts. Through an actual survey of painting materials, we found that silk is a kind of material with its specific features in shaping. And silk painting covers its own features of an Eastern art works but heavily influenced by Western painting. The article focuses on analyzing the shaping features and having clarified the basic features of Vietnamese silk paintings in the following aspects: shaping, layout of silk paintings (Western trend), colour (closed to Eastern colour palette), development process (connected to historical periods of our nation). The advantages of silk are completely unique in comparison with other painting materials and the value of silk paintings expressed by the beauty of brushstrokes, the fanciful simplicity of the background.