CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA)
Lĩnh vực: Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Khoa: Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Lượt xem: 14
Bài báo phân tích tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), phân tích cơ hội và thách thức mà ngành nông sản đang đối mặt khi tham gia các FTA như EVFTA, CPTPP, và RCEP. Đó là việc mở rộng thị trường, giảm thuế quan và gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, cũng tồn tại không ít thách thức, như việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật và cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia khác. Bài báo đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức, bao gồm việc nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, và phát triển mô hình liên kết chuỗi giá trị. Cùng với đó, việc tăng cường năng lực pháp lý và bảo vệ lợi ích quốc gia là vô cùng quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
The article analyzes the export situation of several agricultural products in Vietnam while leveraging free trade agreements (FTAs). It examines the opportunities and challenges faced by the agricultural sector when participating in FTAs such as the EVFTA, CPTPP, and RCEP. These agreements offer opportunities to expand markets, reduce tariffs, and increase the value-added of agricultural products. However, there has been significant challenges remain at the same time, including meeting the rules of origin and technical standards, and facing intense competition from other countries. The article proposes several solutions to seize opportunities and overcome challenges, including improving production capacity, meeting the rules of origin, diversifying export products, and developing value chain linkages. Additionally, enhancing legal capacity and safeguarding national interests are crucial to protect Vietnam's agricultural products in the context of international integration.