Mục đích của bài nghiên cứu là nhằm cung cấp một cách tương đối toàn diện về kinh tế tuần hoàn nói chung và xác định một số cơ hội và thách thức đối với việc triển khai kinh tế tuần hoàn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, trên cơ sở một mẫu nghiên cứu bao gồm gần 600 DNNVV tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy mức độ triển khai kinh tế tuần hoàn còn chậm. Động lực chính cho việc chuyển đổi từ nền sản xuất tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn xuất phát chủ yếu từ tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, từ chi phí chôn lấp chất thải ngày càng tăng với nhiều quy chuẩn khắt khe. Sự thiếu hụt về nguồn lực tài chính, thiếu hụt nguồn nhân lực có chuyên môn, không có đối tác thích hợp để thực hiện triển khai kinh tế tuần hoàn là một trong những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam hiện nay.
 

The aim of this study is to provide a relatively comprehensive overview of the circular economy in general and identify several opportunities and challenges in implementing the circular economy within small and medium-sized enterprises (SMEs) in Vietnam, particularly in the manufacturing sectors, based on a research sample of nearly 600 SMEs participating in the survey. The results indicate that the implementation of the circular economy remains limited. The main driving forces for the transition from a linear economy to a circular economy primarily stem from energy savings and environmental protection, as well as the rising costs of waste disposal and increasingly stringent regulations. A shortage of financial resources, a lack of specialized human resources, and the absence of suitable partners to implement the circular economy are among the significant barriers for small and medium-sized enterprises in the manufacturing sectors in Vietnam today.

Facebook Twitter Google+