CHUYỂN HOÁ THẦN THOẠI NỮ OA - TỪ THẦN THOẠI ĐẾN VĂN HỌC
Lĩnh vực: Khoa học Xã hội và nhân văn
Khoa: Khoa Ngữ văn và Địa lý
Lượt xem: 7
Sau giai đoạn thần thoại, thần thoại nguyên thuỷ trở thành kho tàng về đề tài, chủ đề để văn học nghệ thuật khai thác và sáng tạo lại. Với sự sáng tạo và trí tưởng tượng không mệt mỏi, các loại hình nghệ thuật trong đó có văn học đã không ngừng khai thác, chế biến, tái tạo “nguyên liệu” thần thoại lên một tầng ý thức nghệ thuật phù hợp với nhu cầu, thị hiếu thẩm mĩ của thời đại. Bài viết nghiên cứu quá trình thần thoại Nữ Oa chuyển hoá, biến đổi từ thần thoại đến văn học. Quá trình chuyển hoá này cho thấy được dưới sự diễn giải của ý thức chính trị thời Hán, Nữ Oa trở thành hình tượng “Thánh vương” với chức năng vá trời và tạo ra con người; đến thời Đường - Tống, với sự kết hợp của “trải nghiệm cá nhân” của hàn sĩ, thần thoại này lại tiếp tục sản sinh hình tượng “ngoan thạch” (hòn đá cứng đầu), biểu trưng cho tình cảm mang tính cá nhân, trở thành nền tảng tính cách của Giả Bảo Ngọc trong Hồng Lâu Mộng. Quá trình chuyển hoá từ câu chuyện “Thánh vương vá trời” sang hình tượng “ngoan thạch” phản ánh sự dịch chuyển ý nghĩa của thần thoại Nữ Oa từ ý thức chính trị cộng đồng sang ý thức tình cảm cá nhân, thể hiện rõ xu hướng “thế tục hoá” của thần thoại.
After the mythological phase, primitive mythology becomes a treasure trove of themes and subjects for literature exploration and reinterpretation. With relentless creativity and imagination, various forms of art including literature, continuously extract, adapt, and recreate mythological “materials”, elevating them to a level of artistic consciousness that aligns with the aesthetic demands and tastes of the era. This article examines the transformation and evolution of the Nuwa myth from mythology to literature. This transformation reveals how, under the political consciousness of the Han dynasty, Nuwa was interpreted as a “sage-king” figure with the function of mending the universe and creating human beings. During the Tang-Song period, with the influence of scholars' “personal experiences,” this myth further evolved into the image of the “unyielding stone” (ngoan thạch), symbolizing individual emotions and founding Jia Bao Yu's personality trait in Hongloumeng The transition from the story of the “sage-king mending the sky” to the image of the “unyielding stone” reflects the shifting meaning of the Nuwa myth-from a symbol of communal political consciousness to one of personal emotional awareness-demonstrating the clear trend of the “secularization” of mythology.